Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

BẮC MÔN TOẢ THƯỢC

Bàn thêm về bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北)





Bàn thêm về bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北)




Ở cổng vào các  đền thờ thường có ghi những chữ Hán mà ta quen gọi là “đại tự”. Chẳng hạn như cổng lên đền Hùng là bốn chữ “Cao sơn cảnh hành” (高山景行- tạm dịch: đường lớn lên cao); cổng giữa đền Kiếp Bạc là “dữ thiên vô cực” (與天無極-tạm dịch: sánh cùng trời đất). Ngẫm nghĩ về những dòng chữ ấy ta sẽ thấy chúng chứa đựng những ý nghĩa rất sâu xa. “Cao sơn cảnh hành” có cái nghĩa thực là chỉ con đường to đi lên núi Nghĩa Cương mà hàng năm các vua Hùng vẫn lên đây làm lễ tế cáo trời đất để cầu cho quốc thái dân an; nhưng vẫn ngầm chứa một niềm tin sâu xa vào tương lai trường tồn và sáng tươi của dân tộc. Ở “dữ thiên vô cực”, nghĩa trực tiếp chỉ là lời đánh giá công lao cứu nước lớn lao của Trần Hưng Đạo, nhưng qua đây cũng thấy rõ tấm lòng của nhân dân đối những anh hùng cứu nước…
Ở cổng vào đền thờ vua Đinh tại cố đô Hoa Lư lại là bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (鑰鎖門北 – tạm dịch: khóa chặt cửa Bắc). Có lẽ đã là người Việt Nam thì ai cũng hiểu ý nghĩa sâu xa của những chữ này chính là một lời cảnh báo phải đặc biệt cảnh giác với giặc phương Bắc. Bởi đó là một kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta. Nhớ lại thời Âu Lạc, sau sự xụp đổ của An Dương Vương, đất nước rơi vào thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã cay đắng rút ra bài học này trong truyền thuyết “Mỵ Châu Trọng Thủy”. Trải hơn nghìn năm nô lệ, sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, lịch sử còn phải mất thêm 30 năm nữa, mãi đến năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, Đinh Bộ Lĩnh mới là người đầu tiên xây dựng được một nhà nước độc lập. Có thể nói tư tưởng “khóa chặt cửa Bắc” đã có trong tâm thức của người Việt Nam từ lâu, nhưng hiện lên thành câu chữ và đặt nó ở cổng đền thờ vua Đinh cũng là một lựa chọn đắc địa.

9/10/2012
Đỗ Đình Tuân
(Nguồn: http://dodinhtuan.blogspot.com)

HỌC NGHỀ CA HÁT

Bước khởi điểm của nghề ca sĩ

Trở thành một ca sĩ là một việc khó! Biết cách hát chỉ là một phần, công việc này còn yêu cầu sự tự tin và sự cống hiến để theo đuổi nghiệp cầm ca. Bạn cần phải lắng nghe “con tim” mách bảo..

Sáu bước cơ bản:

1 - Học kỹ thuật hát. Đây chính là bước khởi đầu cho nền móng sự nghiệp ca hát của bạn. Trong khi có một số người không thực sự hát hay, nhưng họ là những người có kỹ thuật hát và không ngừng cải thiện hình thức và khả năng của mình. Những người này được giới chuyên môn đánh giá cao nhất.

2 - Tìm hiểu những người ca sĩ mà bạn hâm mộ. Họ hát thế nào? Họ đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp như thế nào? Họ hát phục vụ cho lớp khán giả nào? Phong cách nổi bật của họ là gì? Đừng sao chép hoàn toàn, ca sĩ là phải “độc nhất vô nhị”!

3 - Bắt đầu tham gia các bài học luyện giọng. Việc có một người dạy thực sự sẽ có thể luyện được giọng cho bạn và nếu bạn luyện tập, bạn sẽ thấy tiến bộ rõ rệt trong thanh âm chỉ trong vòng một vài tuần. Luyện giọng rất quan trọng đối với sức bền và toàn bộ chất lượng giọng của bạn. Bạn cũng có thể lạc giọng nếu không hát đúng cách. Hãy tìm hiểu xem giọng bạn có thể hát được thoải mái nhất ở nốt nhạc nào và hát được nhiều.

4 - Trở nên thoải mái như một người biểu diễn. Vượt qua giai đoạn dè dặt, e sợ (nếu bạn có) và bắt đầu đạt được một vài kinh nghiệm thực tế bằng cách hát ở mọi nơi, mọi lúc bạn có cơ hội để hát trước một nhóm người (quán karaoke, tiệc, biểu diễn tài năng ở trường,…).

5
- Phát triển phong cách riêng. Thử nghiệm với những kiểu hát khác nhau và loại nhạc khác nhau, tìm ra một loại phù hợp với cá nhân bạn và phát huy giọng hát một cách tốt nhất. Bạn muốn mọi người có thể nhận ra giọng bạn khi họ nghe thấy.

6 - “Hành nghề” ca sĩ. Dù bạn hát hay thế nào, bạn cũng sẽ không bao giờ trở thành một ca sĩ thành công nếu bạn không thuyết phục được mọi người trả tiền để được nghe bạn hát. Điều đó có nghĩa là tham gia một nhóm nhạc, hát tại quán café gần nơi bạn ở, biểu diễn ở thành phố,.. hay thậm chí là thu đĩa để kinh doanh - mục đích của bạn là phải kiếm sống bằng nghề ca sĩ. Hãy bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình!


Bí quyết

- Khi chọn nhạc karaoke, nên biết rằng bạn cần gây ấn tượng với khán giả trong 30 giây đầu tiên. Đừng chọn bài hát không phải là “tủ” của bạn trong những khoảnh khắc quyết định.

- Nhớ phải luôn là chính mình, điều này sẽ giúp bạn tạo ra màn trình diễn chân thực nhất khi đến lúc cần thể hiện giọng hát.

- Tìm ra niềm vui khi ca hát. Nếu bạn yêu ca hát, thì nó sẽ thể hiện ra ngay dù bạn hát hay thế nào.

- Tin tưởng vào bản thân và đừng cho rằng cái gì bạn cũng biết. Phải mất thời gian để cải thiện được âm thanh và giọng của bạn. Phải mất thời gian lâu hơn để thuyết phục mọi người rằng bạn tuyệt vời như thế nào.

- Luôn tự nhủ rằng mình là người tuyệt nhất. Bạn có thể nghe một ca sĩ khác, họ có thể bật giọng cao hơn bạn, hoặc cách hòa âm của họ hay như chim hót, nhưng đừng để sự đố kỵ lấn chiếm bạn. Cũng đừng làm mất sự tự tin. Tuy nhiên, hãy luôn nghĩ rằng, bạn là người tuyệt nhất.

- Luyện tập các bài hát ở nhà, trong phòng tắm, trong xe, bất kì đâu và bất kì lúc nào!

- Yêu cầu những thành viên trong gia đình giúp bạn qua những lời phê bình. Bạn cần đến nó và tận dụng nó để sửa chữa nếu mắc lỗi.

- Luôn uống nước hoặc các loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Sô đa và cà phê có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm của bạn, vì vậy đừng uống những đồ uống này ít nhất 24 tiếng trước khi biểu diễn. Nước là thứ bắt buộc ngay trước và sau khi diễn, nhưng để có kết quả tốt nhất, hãy uống mọi lúc, tuy nhiên phải đi vệ sinh trước và sau khi diễn (cẩn thận không được uống quá nhiều hoặc quá nhanh trước khi hát, điều đó có thể khiến bạn bị ợ hoặc cảm thấy đầy hơi).

- Đừng trở thành bản sao của bất kỳ ca sĩ nào. Hãy là chính bạn và hát theo phong cách của riêng mình.
Cảnh báo
- Việc đầu tư vào những bài học và sách vở về kỹ thuật thanh âm thực sự có thể giúp “cứu vãn” giọng của bạn. Có thể bạn có khả năng hát giọng nữ cao nhưng nếu bạn hát không đúng, có thể sẽ tổn hại đến giọng của bạn.

- Đừng tin rằng trở thành ca sĩ là một nghề ổn định… phải có kế hoạch phụ trong trường hợp nghề ca hát của bạn không còn tiếp tục được!

- Đừng quá buồn phiền nếu bạn không trở thành một ca sĩ nổi tiếng… có lẽ bạn sẽ thấy một việc gì đó khác mà bạn yêu thích!

- Biết rõ những hạn chế của mình, đặc biệt nếu bạn sắp tham gia vào một nhóm nhạc! Nếu bạn cảm thấy như sắp hết hơi, đừng e ngại cắt bỏ nốt nhạc ngắn đó, nhiều bài hát vẫn rất tuyệt.

Mình tìm cho bạn một vài bài tập luyện giọng đây:
Mở thanh quản (hay là mở họng): Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà ko bị đau họng sau mỗi lần hát karaoke ta từng khổ sở với mấy bài sến. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Thật ra tôi thấy cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước Gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.
Khẩu hình: Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các singer chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.
Dạy hát Karaoke Thế Bảo Music xin được mách bạn một số cách luyện giọng đơn giản sau:

1. Thổi nến – (tập thở):
Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi ko còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).

2. Ngụp nước: để luyện âm (“a” và ” i” thôi) để phát âm được hay và chuẩn
Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm . Và âm “i” đúng là cái loại khó nhất, tôi xin bổ xung thêm là âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người ta khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm a và âm i. Âm a đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (Nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn) sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Các bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm i ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Phải cố gắng và phải luyện đấy vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này đấy. Chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên), nói chung là cách này lợi hại lắm đó.

3. Luyện cao độ với đàn: gọi là luyện Mi – Ma
VD: Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì ; Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.
Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệng, dùng nước muối thì càng tốt. Tập sướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Hút thuốc nhiều thì phá giọng ghê lắm.

Xem thêm các bài viết về kỹ thuật luyện thanh:
Nguồn: Trung tâm dạy hát Karaoke Thế Bảo
Website: http://thebao.com.vn

Chúc may mắn !