Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Vietinbank NEWS

NHNN cử ông Nguyễn Văn Thắng - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vietinbank thay ông Hùng đại diện 40% vốn nhà nước.

Ngày 26/4/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 808/QĐ-NHNN về việc cử Người đại diện phần vốn của Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank - CTG).
Theo đó, Thống đốc NHNN cử các ông có tên sau làm Người đại diện theo ủy quyền đối với 100% phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:
Ông Nguyễn Văn Thắng - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Đại diện 40%.
Ông Lê Đức Thọ - Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Đại diện 30%.
Ông Cát Quang Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, Thành viên Hội đồng quản trị (kiêm nhiệm) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Đại diện 30%.
Cùng ngày, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 807/QĐ-NHNN về việc để cán bộ thôi làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietinbank. Cụ thể, ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank thôi làm Người đại diện 40% phần vốn Nhà nước tại nhà băng này.
Ngày 29/4 tới đây, Vietinbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014. Đại hội sẽ tiến hành bầu cử Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Năm 2014, ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch Vietinbank cũng tròn 60 tuổi - đến tuổi nghỉ hưu.

Thông tin thêm về 3 người đại diện vốn nhà nước tại Vietinbank

Ông Lê ĐứÔng Phạm Huy Hùng thôi làm người đại diện vốn Nhà nước tại Vietinbank (1)c Thọ (sinh năm 1970), là tiến sỹ kinh tế, công tác tại Vietinbank suốt từ năm 1990. Trước khi được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng NHNN kể từ tháng 8/2013.
Tại Vietinbank, ông Thọ  từng đảm nhiệm các vị trí sau: tổ trưởng tổ thẩm định thuộc phòng kinh doanh chi nhánh VietinBank Vĩnh Phú; phó trưởng phòng kinh doanh chi nhánh VietinBank Phú Thọ; phó trưởng phòng cân đối tổng hợp, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và đầu tư, trưởng phòng đầu tư và từ tháng 4/2010 giữ chức Phó tổng giám đốc Vietinbank.

Ông Phạm Huy Hùng thôi làm người đại diện vốn Nhà nước tại Vietinbank (2)
Ông Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1973) là tiến sỹ. Ông đã công tác tại Vietinbank từ năm 1996 tới nay, qua các vị trí từ cán bộ kinh doanh đối ngoại, thư ký Tổng giám đốc, Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn; giám đốc chi nhánh Hà Nội.
Ngày 26/12/2011, Hội đồng quản trị Viteinbank chính thức bổ nhiệm ông Thắng làm Tổng giám đốc.


Ông Cát Quang Dương Ông Phạm Huy Hùng thôi làm người đại diện vốn Nhà nước tại Vietinbank (3)(sinh năm 1959) là thạc sỹ tài chính.
Ông Dương là Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước được cử là người đại diện vốn nhà nước tại Vietinbank từ tháng 3/2012 và là kiêm nhiệm thành viên HĐQT ngân hàng từ đó tới nay.





Tuấn Thành
Theo Trí Thức Trẻ

ĐỔI 100 ĐÔ KHÁM GIỮ TẤT CẢ

“Việc cơ quan chức năng lục lọi trong các tủ, thu giữ tất cả số ngoại tệ mà tiệm vàng có là không đúng, vì nguồn gốc của số ngoại tệ này không phải tất cả đều vi phạm"

 Công an chỉ phát hiện nghi vấn tiệm vàng kinh doanh trái phép ngoại tệ nhưng lập biên bản tạm giữ toàn bộ số vàng miếng là 559 lượng của tiệm vàng Hoàng Mai

Tối 26-4, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai (đường Bùi Hữu Nghĩa, P.2, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết chiều cùng ngày Công an Q.Bình Thạnh đã tới tiệm vàng, tháo niêm phong hơn 559 lượng vàng bị niêm phong ngày 24-4.
Xung quanh vụ việc này, PV đã có cuộc trao đổi với trung tá Đặng Ngọc Vinh, đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Q.Bình Thạnh:
* Thưa ông, xin ông cho biết cơ sở nào để ra quyết định khám xét hành chính cơ sở kinh doanh vàng của bà Mai?

Vụ 559 lượng vàng: Giải tỏa niêm phong toàn bộ số vàng (1)
Trung tá Đặng Ngọc Vinh - Ảnh: G.Minh
- Vào lúc 13g ngày 24-4, các trinh sát của chúng tôi phát hiện, bắt quả tang một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai bán 100 USD lấy hơn 2,1 triệu đồng nên đã lập biên bản quả tang. Lúc lập biên bản quả tang có cả công an phường, UBND phường chứng kiến nhưng bà Mai kiên quyết không thừa nhận, do đó chúng tôi phải xin lệnh khám xét hành chính từ chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh để thu thập bằng chứng liên quan tới hành vi vi phạm, đấu tranh, xử lý. Trong quá trình khám xét, chúng tôi phát hiện trong két sắt đặt tại khu vực kinh doanh có 1.164 USD, 2.300 baht và 100 USD của thanh niên vừa bán cho tiệm vàng xong. Ngoài ra, trong lúc khám xét két sắt, chúng tôi phát hiện 559 miếng kim loại màu vàng có in hình rồng, đóng dấu SJC mà chủ tiệm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên lập biên bản tạm giữ để xác minh.
* Vì sao lúc bắt quả tang có đủ lực lượng gồm công an phường, UBND phường, thậm chí cả hội phụ nữ?
- Quá trình theo dõi, trinh sát của chúng tôi là liên tục, trong thời gian dài nên phát hiện nhiều vi phạm của tiệm vàng này. Chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng liên quan mai phục nhiều ngày chứ không phải chỉ thời điểm bắt quả tang đó. Trước lúc thanh niên này vào bán ngoại tệ, chúng tôi đã phát hiện một phụ nữ có dấu hiệu mua bán ngoại tệ nhưng làm không kịp, tưởng đã bể nhưng may mắn là có thanh niên đó xuất hiện nên lập tức vào kiểm tra, bắt quả tang ngay. Do bà Mai phản ứng dữ dội quá, chúng tôi phải mời hội phụ nữ tới để vận động, thuyết phục.
* Có hai sự trùng khớp khó hiểu: một là thời điểm bắt quả tang đã có đầy đủ lực lượng liên quan, hai là quyết định khám xét hành chính đã có một ngày trước đó. Vì sao?
- Việc bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép là hoàn toàn ngẫu nhiên, chúng tôi không “gài” hay can thiệp gì vào quá trình này. Còn việc lệnh khám xét ghi ngày 23-4, tức một ngày trước khi bắt quả tang vụ mua bán ngoại tệ trái phép, là do sơ suất của bộ phận thư ký hành chính.
Vào thời điểm bắt quả tang vụ mua bán ngoại tệ, lực lượng chức năng bị bà Mai phản ứng rất dữ dội. Cả bà Mai và nhân viên đều phủ nhận hành vi mua bán và la hét, vu khống lực lượng chức năng vào tiệm cướp vàng khiến anh em rất rối. Cán bộ trinh sát được cử đi xin lệnh khám xét hành chính của chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh đã sơ ý, ghi nhầm từ ngày 24-4 thành ngày 23-4 chứ không có việc có quyết định khám xét trước khi hành vi mua bán trái phép xảy ra.
* Chỉ phát hiện nghi vấn tiệm vàng kinh doanh trái phép ngoại tệ mà lập biên bản tạm giữ toàn bộ số vàng miếng, việc làm này dựa trên quy định nào?
- Đúng là chúng tôi chỉ bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép, nhưng trong quá trình khám xét để thu giữ ngoại tệ, chúng tôi phát hiện số lượng lớn vàng miếng SJC trong két sắt đặt tại khu vực kinh doanh, bà Mai không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc số vàng. Mà quy định hiện nay là chỉ có các ngân hàng, đại lý được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mới được kinh doanh mặt hàng này, do đó chúng tôi phải tạm giữ số vàng trên để xác minh. Mục đích khi tạm giữ cũng là bảo vệ quyền lợi cho họ thôi. Nếu họ chứng minh được nguồn gốc số vàng, hoặc chứng minh đó là tài sản riêng của họ thì chúng tôi sẽ giải tỏa thôi. Do bà Mai phản ứng dữ quá, chúng tôi không đưa đi nữa, chỉ niêm phong, giao cho bà ấy tự quản lý. Tới nay bà Mai đã chứng minh được số vàng đó là của cha mẹ để lại, chúng tôi giải tỏa ngay. Còn hành vi mua bán ngoại tệ trái phép, tới nay bà Mai cũng chưa thừa nhận, chúng tôi phải tiếp tục đấu tranh, làm rõ.
* Nếu không phát hiện hành vi kinh doanh trái phép vàng miếng thì vì sao lại tạm giữ toàn bộ số vàng, thưa ông?
- Quá trình trinh sát chúng tôi phát hiện nhiều vi phạm chứ không phải không có. Như đã thấy, bà Mai có kinh doanh vàng, tại cửa hàng có niêm yết cả giá vàng SJC, giá ngoại tệ, đó là có nhiều dấu hiệu vi phạm nên khi bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép, chúng tôi phải kiểm tra, thu giữ những vật liên quan để xác minh cả các hành vi khác.
GIA MINH thực hiện



Tiệm vàng không được cấp phép thu đổi ngoại tệ
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 26-4, một đại diện Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết tiệm vàng Hoàng Mai không được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Tiệm vàng này cũng không được cấp phép thu đổi ngoại tệ.
Căn cứ theo nghị định 95 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, nếu cơ quan chức năng xác định tiệm vàng Hoàng Mai thu đổi ngoại tệ trái phép, tiệm vàng này sẽ bị xử phạt từ 50-100 triệu đồng.
Về kinh doanh vàng miếng, ông Nguyễn Văn Dưng, chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM, cho biết trường hợp tiệm vàng Hoàng Mai không được cấp phép kinh doanh vàng miếng nhưng nếu vẫn mua bán vàng miếng là vi phạm quy định tại nghị định 24.
Cũng trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia trong ngành vàng nói rằng nếu tiệm vàng Hoàng Mai chứng minh được đó là số vàng của gia đình thì họ có quyền sở hữu vì theo quy định, người dân được quyền sở hữu ngoại tệ, vàng miếng nhưng mua bán phải đúng nơi, đúng chỗ.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, sau khi xảy ra sự việc tại tiệm vàng Hoàng Mai, nhiều tiệm vàng trên địa bàn TP.HCM tăng cường “phòng thủ”. Chủ một tiệm vàng tại quận 1 không còn báo giá vàng, ngoại tệ qua điện thoại như trước. Ông này cho biết chỉ nhận mua vàng, ngoại tệ của bà con, bạn bè, còn người lạ đều chỉ qua ngân hàng. Nhiều người có ngoại tệ muốn đổi sang VND cũng khó khăn do rơi vào thời điểm cuối tuần, các ngân hàng không làm việc.
A.H
Như đã thông tin, trưa 24.4, một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai đổi 100 USD ra tiền Việt. Sau khi người này rời khỏi tiệm vàng, Công an quận Bình Thạnh lập biên bản khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với tiệm vàng Hoàng Mai từ khoảng 12 giờ 30 đến 21 giờ 30 cùng ngày, thu giữ 15.000 USD, 2.300 bath Thái Lan và 559 lượng vàng SJC.

Hiện số ngoại tệ này đang được cơ quan chức năng tạm giữ, số vàng thì được niêm phong để ở tiệm xử lý sau. Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang tiếp tục xem xét xử lý vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép đối với bà Nguyễn Thị Thanh Mai - chủ tiệm vàng Hoàng Mai (số 384 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh). Không giao quyết định khám xét cho đương sự là sai
Theo tìm hiểu của phóng viên, tiệm vàng Hoàng Mai kinh doanh vàng nhiều năm nay. Theo trình bày của bà Mai, số tiền ngoại tệ công an thu giữ là do khám xét từ trong các tủ của gia đình, không phải là ngoại tệ do mua bán. Nguồn gốc của số ngoại tệ là của các con của bà cho. Phía cơ quan chức năng chỉ giao cho bà biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.



Theo biên bản này, cơ quan chức năng thi hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Thu Hà ký ngày 23.4. Tuy nhiên, quyết định khám xét không được giao cho đối tượng bị khám xét. Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty luật Đức Chánh) khẳng định: “Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”. Thêm vào đó, việc khám xét này phải có quyết định khám nơi cất giấu tang vật, trong đó ghi rõ nơi khám và địa chỉ cụ thể của chỗ ở; ghi rõ khám toàn bộ nơi làm việc, hoặc khám một phần của các nơi đó…
“Như vậy, khi ban hành Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số 2446 ngày 23.4.2014 của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh thì phải có căn cứ cho rằng tiệm vàng Hoàng Mai (số 384 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh, TP.HCM) thuộc công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai do bà Nguyễn Thị Thanh Mai làm giám đốc là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Chứ không thể căn cứ vào việc trưa ngày 24.4.2014 có 'nghi vấn' 1 thanh niên đã đổi 100 USD tại tiệm vàng này mà khám nơi này vì quyết định này ban hành trước khi có sự việc vi phạm hành chính xảy ra một ngày”, luật sư Chánh phân tích.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 129 luật Xử lý vi phạm hành chính: “Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 1 bản”.
Không được niêm phong vàng đang kinh doanh



Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) chỉ rõ theo quy định của điều 123, 129 luật Xử lý vi phạm hành chính, thì bà Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh không có thẩm quyền khám xét địa điểm kinh doanh (theo quy định chủ tịch UBND cấp huyện chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định khám xét chỗ ở).

Trong trường hợp này, rõ ràng cơ quan chức năng khám xét địa điểm kinh doanh, thẩm quyền khám xét thuộc những người khác. Đặc biệt, theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền chỉ được tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, tang vật vi phạm hành chính nếu có là 100 USD và phải được bắt quả tang. “Việc cơ quan chức năng lục lọi trong các tủ, thu giữ tất cả số ngoại tệ mà tiệm vàng có là không đúng, vì nguồn gốc của số ngoại tệ này không phải tất cả đều vi phạm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng không cấm người dân giữ ngoại tệ. Việc tiệm vàng Hoàng Mai có trữ ngoại tệ cũng không có gì sai, chỉ sai nếu thu đổi ngoại tệ không có giấy phép và số ngoại tệ thu đổi trái phép mới là vi phạm pháp luật, mới bị tạm giữ”, luật sư Hà Hải phân tích.
Theo luật sư Hà Hải, nếu cơ quan chức năng không chứng minh được số ngoại tệ mình đang tạm giữ là do bà Mai thu đổi trái phép thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện và phải cóngười có thẩm quyền quyết định.
“Ngoài ra, doanh nghiệp của bà Mai là nơi kinh doanh, mua bán vàng. Do đó, vàng là hàng hóa dùng để kinh doanh mua bán. Nếu cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được nguồn gốc số vàng đó là do vi phạm pháp luật mà có thì không được quyền niêm phong”, luật sư Hà Hải nói.


Theo Lê Nga
Thanh niên

MỪNG THỌ BÁC HAI